Cách rời khỏi nhóm trên Facebook cực đơn giản, nhanh chóng chỉ với 5s

Admin

Bạn đã vô tình tham gia quá nhiều nhóm Facebook và bây giờ đang nhận quá nhiều thông báo phiền toái? Hoặc bạn cảm thấy nhiều nhóm nội dung không phù hợp với bản thân?Bạn muốn rời nhóm nhưng đang loay hoay chưa biết làm thế nào? Vậy thì bài viết dưới đây chính là chìa khóa cần thiết dành cho bạn!

Khái niệm nhóm Facebook là gì?

Nhóm trên Facebook (Facebook Group) là nơi mọi người có thể tham gia và chia sẻ thông tin theo nhóm. Những nhóm này thường được thành lập bởi những người có sở thích chung hoặc dùng để trao đổi về một sự kiện, hoạt động nào đó. Người lập nhóm được gọi là admin, chủ của nhóm và có quyền thêm người vào nhóm, đăng bài không cần qua kiểm duyệt, chia sẻ thông tin hoặc duyệt bài cho các thành viên bình thường.  Bất kỳ ai có tài khoản Facebook thì đều có thể lập nhóm, xây dựng nhóm hoặc tham gia đủ các loại nhóm khác nhau trên Facebook mà không bị giới hạn.

Các loại nhóm đang có trên Facebook 

Dựa trên đặc điểm của quyền riêng tư mà Facebook đang cho phép thiết lập trong các nhóm thì chúng ta có những loại nhóm trên Facebook như sau:

Nhóm công khai (Public Facebook Groups): Đây là nhóm mà bất kỳ ai cũng có thể xem thành viên của nhóm và những nội dung đăng tải trong nhóm.

Nhóm kín (Closed Facebook Groups): Đây là nhóm chỉ có thành viên trong nhóm mới có thể xem những thông tin được chia sẻ nên sẽ đảm bảo tính riêng tư hơn. 

Nhóm bí mật (Secret Facebook Groups): Loại nhóm này thậm chí còn mang tính riêng tư hơn cả Nhóm kín, không một ai có thể tìm thấy nhóm trừ khi là thành viên. Nhóm này sẽ không xuất hiện trên hồ sơ cá nhân cũng như bạn có thể chia sẻ thông tin trong bí mật.

Với 3 loại nhóm này, nhóm công khai sẽ thu hút được nhiều thành viên hơn nhưng ngược lại, nhóm kín lại có mức độ bảo mật cao hơn.

Sự thay đổi khi bạn rời khỏi nhóm

Nếu bạn rời khỏi nhóm Facebook thì sẽ có một số thay đổi nhất định như sau:

  • Bạn không cần lo lắng các thành viên khác sẽ biết được chuyện bạn rời khỏi nhóm vì thành viên không được nhận thông báo khi bạn rời khỏi nhóm
  • Bạn không còn trong danh sách các thành viên của nhóm và trên hồ sơ cá nhân của bạn sẽ không thấy bạn đang trong nhóm đó nữa.
  • Không nhận được bất kỳ thông báo nào của nhóm nữa, bài viết của nhóm cũng sẽ hoàn toàn biến mất trên Bảng tin Facebook
  • Mọi người sẽ không còn biết được bạn xem bài viết trong nhóm hay chưa, kể cả những bài bạn xem trước khi rời khỏi nhóm

Nếu bạn muốn rời khỏi nhóm bởi vì không muốn nhận những thông báo phiền toái thì chắc chắn nhũng điều trên sẽ khiến bạn hài lòng.

Cách xem các nhóm đã tham gia

Cách rời khỏi nhóm trên Facebook

Thường một tài khoản Facebook sẽ tham gia khá nhiều nhóm, có thể là vô tình tham gia. Chinh vì thế, bạn nên xem xét bản thân đã tham gia những nhóm nào để có thể xem xét rời nhwuxng nhóm không cần thiết.

Bước 1: Truy cập vào Facebook, tại biểu tượng Nhóm, chọn Nhóm của bạn 

Bước 2: Tại đây bạn có thể xem được tất cả các nhóm mình đã tham gia và chỉ cần xem xem những nhóm nào cần thiết với mình là được.

Vậy là chỉ với hai bước đơn giản, bạn đã có thể biết được tất tần tật những nhóm mình đã tham gia trên Facebook rồi đấy!

Cách rời khỏi nhóm trên Facebook

Khi dùng điện thoại

Rời khỏi nhóm

Cách rời khỏi nhóm rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần thực hiện 3 bước:

Bước 1: Vào nhóm bạn muốn rời khỏi sau đó chọn dấu 3 chấm trên góc phải màn hình

Bước 2: Nhấn vào Rời khỏi nhóm 

Bước 3: Xác nhận rời khỏi nhóm để có thể rời khỏi

Khi sử dụng máy tính

facebook

Tương tự như với điện thoại, cách rời khỏi nhóm trên Facebook khi sử dụng máy tính cũng vô cùng đơn giản với hai bước.

Bước 1: Chọn nhóm bạn muốn rời khỏi sau đó nhấn vào dấu 3 chấm bên cạnh

Bước 2: Nhấn vào Rời khỏi nhóm và xác định Rời khỏi nhóm là đã xong.

Trên đây là những bước để bạn có thể rời khỏi nhóm Facebook một cách dễ dàng. Mong rằng từ bài viết trên bạn đã biết cách rời khỏi nhóm Facebook như thế nào. Nếu cảm thấy bài viết này hay đừng quên chia sẻ với bạn bè nhé!

Xem thêm: Cách ẩn thông tin cá nhân trên Facebook đơn giản 100% thành công

Chia sẻ: